Thời kỳ khai sáng ở Anh Lịch_sử_tư_tưởng_kinh_tế

Nước Anh đã trải qua thời kỳ bất ổn nhất vào thế kỷ 17 với những chia rẽ về chính trị và tôn giáo như cuộc nội chiến Anh, việc xử tử vua Charles I và nền độc tài của Cromwell, chưa kể dịch hạch và những trận hỏa hoạn. Nền quân chủ được khôi phục dưới thời Charles II, người có cảm tình với Công giáo La Mã, nhưng người kế vị của ông James II lại nhanh chóng bị lật đổ. Được mời vào thay thế là William của Orange theo Tin lành và nữ hoàng Mary II, người đã phê chuẩn Đạo luật về các quyền 1689 đảm bảo quốc hội chiếm ưu thế trên chính trường trong cuộc Cách mạng Vinh Quang. Chính sách mới đã chứng kiến những tiến bộ khoa học lớn, bao gồm việc Robert Boyle phát minh ra định luật Boyle-Mariotte (1660) và Sir Isaac Newton xuất bản tác phẩm Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên (1687) mô tả ba định luật cơ bản về chuyển động và định luật vạn vật hấp dẫn. Tất cả những nhân tố này góp phần vào thúc đẩy tư tưởng kinh tế. Chẳng hạn, Richard Cantillon (1689-1734) đã sao chép những ý tưởng của Newton về các lực và trọng lực trong tự nhiên sang cho con người và cạnh tranh thị trường trong kinh tế. Trong tác phẩm Essay on the Nature of Commerce in General (Tiểu luận về bản chất của thương mại tổng quát), ông lập luận rằng tư lợi duy lý trong một hệ thống thị trường tự do sẽ dẫn tới giá cả phù hợp và có trật tự. Không như những người theo chủ nghĩa trọng thương, ông lập luận rằng sự giàu có không phải có nguồn gốc từ thương mại, mà từ lao động. Người đầu tiên đưa những ý tưởng này vào một khung phân tích chính trị là John Locke.

John Locke

John Locke.

John Locke (1632–1704) sinh gần Bristol và theo học ở LondonOxford. Ông được coi là một trong những nhà triết học quan trọng nhất của thời kỳ này vì việc phát triển học thuyết về khế ước xã hội và những phê bình của ông với Thomas Hobbes, người bảo vệ sự chuyên quyền của nhà nước trong tác phẩm Leviathan. Locke tin rằng người dân có hợp đồng với nhà nước trong một xã hội về việc bảo vệ các quyền tài sản của họ.[1] Ông xác định tài sản với khái niệm rộng, bao gồm cả sinh mạng và các quyền tự do của con người, cũng như của cải của họ. Khi con người kết hợp lao động với tài sản, thì quyền tài sản hình thành. Trong tác phẩm Second Treatise on Civil Government (1689, Tiểu luận thứ hai về chính quyền dân sự), ông viết

Chúa trao thế giới cho con người… Nhưng mỗi người có quyền tài sản với chính bản thân mình. Lao động từ cơ thể chúng ta và đôi bàn tay chúng ta là của chúng ta. Kết hợp cơ thể đó, đôi bàn tay đó với lao động và con người tạo ra tài sản cho mình.[2]

Locke lập luận rằng chính quyền không chỉ không được phép can thiệp vào tài sản của người dân (tức sinh mạng, quyền tự do và của cải của họ) mà còn phải tích cực bảo vệ cho người dân. Quan điểm về giá và tiền tệ của ông được trình bày trong bức thư gửi cho một thành viên nghị viện năm 1691 với tựa đề Some Considerations on the Consequences of the Lowering of Interest and the Raising of the Value of Money (1691, Một số đánh giá về hậu quả của việc giảm lãi suất và tăng giá trị đồng tiền). Locke lập luận rằng giá của một hàng hóa tăng hay giảm, phụ thuộc vào tỉ lệ số người mua và số người bán.[3]

Dudley North

Dudley North

Dudley North (1641–1691) là một thương nhân và chủ đất giàu có. Ông làm quan chức trong Bộ tài chính Anh và phản đối lại hầu hết các chính sách của trường phái trọng thương. Trong Discourses upon trade (1691, Tiểu luận về thương mại), được ông xuất bản nặc danh, North lập luận rằng đòi hỏi có cán cân thương mại có lợi là sai. Thương mại, theo lập luận của ông, có lợi cho cả hai bên, tăng cường chuyên biệt hóa, phân công lao động trong sản xuất và làm tăng sự giàu có cho tất cả mọi người. Quy định về thương mại can thiệp vào thương mại tự do do đó sẽ làm giảm sự giàu có chung.

David Hume

David Hume (1711–1776) đồng ý với lý thuyết của North và bác bỏ những giả thuyết của chủ nghĩa trọng thương. Những đóng góp của ông được nêu lên trong Political Discourses (1752, Tiểu luận chính trị học), sau đó được củng cố thêm trong Essays, Moral, Political, Literary (1777, Những bài luận, đạo đức, chính trị, văn học). Hume cho rằng đòi hỏi về cán cân thương mại không chỉ là sai, mà còn là không thể trong bất cứ trường hợp nào. Hume cho rằng bất cứ thặng dư từ xuất khẩu nào cũng sẽ phải đổi lại bằng việc nhập khẩu vàng và bạc. Điều này chỉ làm tăng cung tiền và khiến giá cả trong nền kinh tế tăng lên. Khi giá cả trong nền kinh tế tăng lên, đến lượt nó làm giảm xuất khẩu cho tới khi tình trạng cân bằng với nhập khẩu được tái lập.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_tư_tưởng_kinh_tế http://socserv2.mcmaster.ca/~econ/ugcm/3ll3/veblen... http://www.dictionaryofeconomics.com/article?id=pd... http://www.lewrockwell.com/rothbard/rothbard200.ht... http://anarchism.pageabode.com/pjproudhon/system-o... http://anarchism.pageabode.com/pjproudhon/system-o... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://www.youtube.com/watch?v=UzhD7KVs-R4 http://www.youtube.com/watch?v=jNgfIH5pyxg http://www.youtube.com/watch?v=muUjNWIeDZg http://homepage.newschool.edu/het//profiles/malthu...